Khi tìm hiểu về các diện thị thực đầu tư – định cư châu Âu, một trong những quyền lợi thường xuyên được đề cập đến là “tự do di chuyển qua 26 quốc gia thuộc khối Schengen”.
Khối Schengen là gì, và nhà đầu tư cần chú ý những điểm nào khi sử dụng thị thực Schengen để di chuyển trong phạm vi các nước châu Âu?
Khối Schengen gồm những quốc gia nào?
Được hoàn tất thỏa thuận vào ngày 19/06/1990, hiệp ước Schengen là một trong những thành tựu quan trọng nhất trên bàn đàm phán của Liên minh châu Âu. Khối Schengen là khu vực không có biên giới nội bộ – cụ thể, công dân châu Âu và công dân không thuộc EU nhưng có quyền cư trú hợp pháp tại EU có thể tự do đi lại trong khu vực.
Từ 5 quốc gia ký kết ban đầu, đến cuối năm 2011, khối Schengen đã dần mở rộng và bao gồm hầu hết các quốc gia thành viên EU và một số quốc gia không thuộc EU.
Khối Schengen bao gồm các nước sau đây:
Các quốc gia là thành viên Liên minh châu Âu: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển
Các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu: Thụy Sĩ, Iceland, Na Uy, và Liechtenstein
Các quốc gia đang trong quá trình gia nhập khối Schengen và đã bắt đầu áp dụng quyền lợi di chuyển: Bulgaria, Croatia và Romania
Các tiểu quốc không chính thức nằm trong khối Schengen, nhưng áp dụng quyền lợi tương đương: Monaco, San Marino và Thành quốc Vatican
Quyền lợi của thị thực Schengen
Thị thực Schengen cho phép công dân các quốc gia không thuộc EU được phép tự do di chuyển và lưu trú tại 26 quốc gia thành viên mà không cần xin thêm thị thực du lịch, cũng như không phải trải qua quá trình kiểm tra an ninh gắt gao tại biên giới nội bộ khối Schengen.
Thời gian lưu trú giới hạn trong mốc 90 ngày (liên tục hoặc không liên tục) trên 180 ngày.
Đồng thời, hiệp ước Schengen cho phép công dân EU tự do sinh sống, du lịch, làm việc và học tập các các quốc gia EU mà không cần xin thêm giấy phép đặc biệt. Nghĩa là, với tấm hộ chiếu của một quốc gia thuộc khối Schengen, nhà đầu tư sẽ tiếp cận được nguồn tài nguyên kinh tế, y tế, giáo dục của hầu hết các quốc gia phát triển tại châu Âu.